image banner
image advertisement

image advertisement

image advertisement

 image advertisement

image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Giới thiệu về xã Yên Ninh

Xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định có diện tích đất tự nhiên là 849.08 ha Phía Bắc giáp xã  Yên Dương, Yên Mỹ; Phía Nam giáp xã Yên Tiến; Phía Tây giáp Thị trấn Lâm và Phía Đông giáp xã Tam Thanh, huyện Vụ Bản . Xã có 3534  hộ bằng 13.878 nhân khẩu, sinh sống tại 9 xóm. Yên Ninh được biết đến là mảnh đất giầu truyền thống cách mạnh, là quê hương anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.  Nhân dân Yên Ninh  anh dũng trong chiến đấu, cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động và sản xuất.

anh tin bai

    Đảng bộ xã Yên Ninh có trên 302 đảng viên, sinh hoạt ở 14 chi bộ. Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tầng lớp nhân dân xã Yên Ninh luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực, chủ động khắc phục khó khăn, phát huy nội lực thực hiện toàn diện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo Quân sự, quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.  Đến năm 2021, xã Yên Ninh đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM nâng cao, là một trong 20 xã của huyện Ý Yên được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2021. Diện mạo nông thôn Yên Ninh đổi mới rõ nét, cơ sở hạ tầng như:điện, đường trường trạm được đầu tư nâng cấp phục vụ nhu cầu dân sinh. Gần 10 km đường trục xã, trục thôn, đường dong ngõ  của địa phương đều được trải nhựa hoặc cứng hóa đạt chuẩn;

anh tin bai

Các  thôn đã triển khai lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng trong khu dân cư cột đèn được làm bằng thép mạ kẽm đảm bảo tiêu chuẩn. Các nhà văn hóa thôn với đầy đủ các công trình phụ trợ và các thiết chế văn hóa; trên 85% gia đình đạt gia đình văn hóa; 4 cơ quan có nếp sống văn hóa. sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa ở nhiều khâu, đời sống vật chất chuyển biến theo hướng hiện đại.

          Yên Ninh là địa phương có bề dày lịch sử-văn hóa với các ngôi đình có hàng ngàn năm tuổi như Đình , phủ La Xuyên hay Đền phủ Ninh Xá đây đều là nhữ di tích lịch sử đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Nơi đây thờ Ông tổ của dòng họ Ninh chính là ông Ninh Hữu Hưng ông tổ của nghề mộc tại La Xuyên, tương truyền  Ninh Hữu Hưng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống làm nghề mộc ở xã Chi Phong, tổng Trường Yên, huyện Gia Viễn ( nay là Hoa Lư- Ninh Bình).Ông là một thợ mộc giỏi nổi tiếng lúc bấy giờ, từng giúp vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Đại Hành xây dựng cung điện Hoa Lư. Về sau ông được vua Lê Đại hành phong chức: “ Lục phủ công tượng giám sát đại tướng quân”. Cuốn thần phả hiện lưu tại đền do Tiến sĩ Nguyễn Hoàn viết năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749) cho biết lúc sinh thời Ninh Hữu Hưng đã học được bí kíp nghề mộc của vua Diêm La dưới địa phủ. Do có công khai hoang, lập ấp mà người dân La Xuyên tôn ông là Dinh Điền Quan Lão La Đại Thần. Tên vùng đất La Ngạn sau đổi thành La Xuyên cũng từ đó mà ra đời để tưởng nhớ đến ông tổ đã có công chiêu tập nhân dân v ề đây mở mang trang ấp đồng thời truyền nghề sinh sống..

    Nghề chạm khắc gỗ do ông truyền dạy đã trở thành nghề truyền thống của La Xuyên từ hơn 1000 năm. Người dân nơi đây thờ ông là Tổ nghề và Thành Hoàng của làng. Vì vậy nơi thờ ông cũng là đình của làng.

anh tin bai

Làng nghề truyền thống La Xuyên nổi tiếng chuyên chạm trổ điêu khắc trên gỗ, các sản phẩm như tủ chè,bàn ghế,giường, các loại bằng gỗ gụ,gỗ lim...Bên cạnh đó làng nghề Ninh Xá đang phát triển thêm loại hình đồ thờ với nhiều mẫu mã đẹp mắt và giá cả phải chăng. Hàng năm có lễ hội truyền thống để tưởng nhớ cụ tổ làng nghề của người dân làng La Xuyên.


Lễ hội dân gian làng nghề  được tổ chức từ ngày 9 đến 11 tháng 3 Âm lịch. Cứ cách 3 năm, vào các năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu thì Lễ hội được tổ chức to hơn các năm khác. Lễ hội không chỉ là dịp vui xuân, thưởng thức các trò chơi dân gian mà còn là cơ hội để những người dân La Xuyên xa quê được hòa mình vào những nét thuần phong mỹ tục của quê hương, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn.

Đặc biệt, trong lễ hội dân gian làng nghề thường tổ chức trình diễn các sản phẩm gỗ do những người thợ trong làng chế tác. Buổi trình diễn sản phẩm gỗ mỹ nghệ không chỉ là dịp để những người thợ trao đổi, học tập kinh nghiệm của nhau mà còn là dịp quảng bá sản phẩm của làng nghề truyền thống, đúng như câu ca lưu truyền:

Giai nhân con cháu Cái Nành

Dẫu không Khoa bảng cũng thành nghệ nhân

Trong Lễ hội dân gian làng nghề theo tục lệ có nghi thức rước nước từ sông Sắt về chùa rồi về đình với ý nguyện cầu mong mưa thuận gió hòa, nhà nhà ấm no. Đoàn rước kiệu đi vòng quanh trục đường chính của làng. Đi đầu đoàn rước kiệu là đội trống, phường nhạc bát âm, nhạc phách, đội rồng, lân.  Tiếp sau là đội rước kiệu gồm kiệu thất cống, kiệu bát cống. Đi sau đội rước kiệu là đội tế Nam quan, đội tế Nữ quan rồi đến đoàn của các cụ cao niên, sau cùng là đông đảo người dân trong làng. Trong những ngày hội làng mở cũng là ngày mọi gia đình trong làng sửa cỗ cúng dâng ở Tổ đường và sắm lễ hương hoa ra đình, phù và lên chùa cầu phúc... Từ các chi giáp dòng họ đều có lễ ra dâng cửa Thần nhà Thánh. Những mâm cỗ dâng cúng nhiều khi được trưng bày như một tác phẩm nghệ thuật. Dân làng còn nhớ mãi mâm cỗ cây khung bằng đốt mía. Cấu trúc theo hình tháp cao từ mặt đất tới mái nhà. Mỗi tầng tháp xòe ra như một bông hoa được xếp bằng hoa trái nhiều màu. Có mâm lễ bánh, xôi được tạo như những bông hoa, rồng phượng, Lã Vọng câu cá... rất đẹp mắt và sinh động. Sau lễ dâng hương, những mâm cỗ này đều được đem ra chấm giải và có thưởng.

anh tin bai

    Trong khi ở đình, phủ La Xuyên tiến hành tế lễ trang nghiêm thì cũng là lúc ngoài sân đình diễn ra nhiều trò chơi vui nhộn. Đó là những hoạt động hội; những sinh hoạt văn hóa tinh thần, những sáng tạo nghệ thuật cùa bà con nơi đây đã tạo nên bản sắc văn hóa rất riêng của mình. Những cuộc đua tài: Đấu vật, cờ người ... Những trò chơi: Đu tiên, xếp chữ... Trên đường làng các đội kỳ lân, múa rồng cờ rong trống mở vào các gia đình múa chúc phúc những người cao tuổi. Buổi tối khu vực đình phủ nhộn nhịp rộn rã hơn trong tiếng ca khoan thai sâu lắng của ca trù và ngọt ngào bay bổng của giọng hát chầu văn. Ngoài sân đình đám hát chèo say sưa như níu chân người lại. Đây chính là những sáng tạo văn hóa mà người dân La Xuyên tạo ra để được thưởng thức và đóng góp vào sự phong phú sinh động của hội làng góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam...

Đêm giã hội làng có đốt pháo bông cáo từ trời đất cầu phúc cho dân làng sức khỏe làm ăn vượng tiến, hanh thông.

 Phát huy truyền thống lịch sử lâu đời hay lam hay làm hiện nay người dân Yên Ninh vẫn mang trong mình đức tính cần cù chịu khó. Thu nhập bình quân đầu người trong xã hiện đạt 61 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1.72 % .Nhân dân chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, tích cực thi đua lao động sản xuất xây dựng và phát triển gia đình, làng xóm quê, hương ngày càng giàu mạnh bền vững đi lên trên con đường xây dựng nông thôn mới nâng cao, nâng thôn mới kiểu mẫu./.

 

 

Cơ quan chủ quản: Xã Yên Ninh - Huyện Ý Yên
Địa chỉ: Xã Yên Ninh - huyện Ý Yên- tỉnh Nam Định
Email: xayenninh.yyn@namdinh.gov.vn

  
Chung nhan Tin Nhiem Mang